HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ “CÔNG TÁC PHỤC DỰNG ĐỒ HỌA TRONG QUÁ TRÌNH BẢO TỒN CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC CỔ Ở VIỆT NAM” TẠI KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT.


Thực hiện kế hoạch về hoạt động khoa học công nghệ năm 2023 và hướng đến kỷ niệm 21 năm thành lập Khoa Kỹ thuật Xây dựng (5/3/2002 – 5/3/2023), vào sáng ngày 03/03/2023, khoa Kỹ thuật Xây dựng tổ chức Hội thảo chuyên đề “Công tác phục dựng đồ họa trong quá trình bảo tồn các công trình kiến trúc cổ ở Việt Nam”. Hội thảo là diễn đàn cho các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý, đại diện một số đơn vị chuyên môn có liên quan, các giảng viên, sinh viên khối kiến trúc - xây dựng của các trường đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cùng chia sẻ, trao đổi về các kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm về công tác bảo tồn, trùng tu và phục dựng đồ họa các công trình kiến trúc có giá trị tại Đà Nẵng và Việt Nam.

hinh 1.jpg

Hình 1 - Ban tổ chức Hội thảo cùng các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
     
Tham dự Hội thảo, về phía khách mời có: ThS. KTS. Hà Trương, giám đốc Công ty Cổ phần Kiến trúc & Xây dựng A&C; ThS. KTS. Nguyễn Quang Bảo, Trưởng Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng; ThS. KTS. Lê Hoàng Ngọc Phương, Trưởng Khoa Công nghệ, Trường Cao đẳng Bách Khoa Đà Nẵng; bà Ngô Thị Bích Vân, Phó Giám Đốc Bảo tàng Đà Nẵng; đại diện Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng; các KTS đến từ các đơn vị tư vấn thiết kế; … 

Về phía Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, hội thảo có sự tham dự của: TS. Phan Bảo An, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật; PGS.TS. Phan Quý Trà, Trưởng phòng QLKH&HTQT, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật; lãnh đạo Khoa Kỹ thuật Xây dựng; các thầy cô giáo và sinh viên chuyên ngành Kiến trúc & Xây dựng trong và ngoài Trường.

Hinh 2.jpg

Hình 2 – Toàn cảnh buổi hội thảo

Phát biểu tại Lễ khai mạc, TS.KTS. Phan Tiến Vinh, Phó Trưởng khoa phụ trách Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Trưởng ban tổ chức Hội thảo cho biết “Các công trình kiến trúc cổ, các di sản kiến trúc là những công trình lưu giữ các giá trị và những nét bản sắc đặc trưng của kiến trúc truyền thống Việt Nam; là một bộ phận cấu thành quan trọng, tạo nên nét bản sắc kiến trúc cho các đô thị đương đại. Tuy nhiên, theo thời gian, cùng với quá trình đô thị hóa, xu hướng quốc tế hóa trong kiến trúc và quy hoạch, các công trình này đang đối diện với những nguy cơ bị xuống cấp, hư hỏng, thậm chí là sự tồn tại của chính nó. Trong bối cảnh đó, công tác bảo tồn, trùng tu, phục dựng đồ họa các kiến trúc kiến trúc cổ - phục vụ công tác nghiên cứu, góp phần xây dựng phát triển kiến trúc Việt Nam hiện đại, bền vững, giàu bản sắc - đã trở nên vô cùng cấp thiết”.

Hinh 3.jpg

Hình 3 – TS. KTS. Phan Tiến Vinh, Trưởng ban tổ chức Hội thảo phát biểu khai mạc Hội thảo

Hinh 4.jpg

Hình 4 – Đại diện Ban tổ chức Hội thảo tặng hoa cho các diễn giả

Ngay sau Lễ khai mạc, Hội thảo đã nghe phần trình bày 3 tham luận chính: 
- “Tái hiện không gian kiến trúc của đô thị Tourane thời Pháp thuộc (1888-1950) thông qua phương pháp phục dựng đồ họa”. Diễn giả: TS. KTS. Đinh Nam Đức, Giảng viên Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Đà Nẵng; 
- “Bảo tồn & Phá Hoại”. Diễn giả: TS. KTS. Lê Minh Sơn, Trưởng Bộ môn Kiến trúc, Khoa Kiến trúc, trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng; 
- “Phục dựng đồ họa quần thể Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội qua các giai đoạn lịch sử”. Diễn giả: KTS. Nguyễn Hữu Hoàng Triều, Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Lũy Việt.

Hinh 5.jpg

Hình 5 – “Tái hiện không gian kiến trúc của đô thị Tourane thời Pháp thuộc (1888-1950) thông qua phương pháp phục dựng đồ họa” của Diễn giả TS. KTS. Đinh Nam Đức, Giảng viên Khoa Kỹ thuật Xây dựng

Hinh 6.jpg

Hình 6 – “Bảo tồn & Phá Hoại” của Diễn giả TS. KTS. Lê Minh Sơn, Trưởng Bộ môn Kiến trúc, Khoa Kiến trúc, trường Đại học Bách Khoa

Hinh 7.jpg

Hình 7 – “Phục dựng đồ họa quần thể Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội qua các giai đoạn lịch sử” của Diễn giả KTS. Nguyễn Hữu Hoàng Triều, Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Lũy Việt

Tại Hội thảo, các đại biểu đã trao đổi thảo luận sôi nổi trên tinh thần khoa học và thực tiễn về các vấn đề liên quan đến công tác bảo tồn, trùng tu và phục dựng đồ họa các công trình cổ tại Việt Nam. Các đại biểu đánh giá cao ý tưởng tổ chức và chất lượng của Hội thảo.

Hinh 8.jpg

Hình 8 - ThS. KTS. Lê Hoàng Ngọc Phương, Trưởng khoa Công nghệ, Trường Cao đẳng Bách khoa Đà Nẵng, chia sẻ về việc áp dụng các Hiến chương quốc tế về công tác bảo tồn và trùng tu

Hinh 9.jpg

Hình 9 - TS. KTS. Phan Bảo An, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, trao đổi về mối liên hệ của bảo tồn và giáo dục truyền thông

Hinh 10.jpg

Hình 10 – Họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ, nhà nghiên cứu về văn hóa và bảo tồn, tham gia thảo luận tính cấp thiết của việc bảo tồn các công trình kiến trúc cổ ở Đà Nẵng

Hinh 11.jpg

Hình 11 – PGS. TS. Nguyễn Thế Dương, Giảng viên Khoa Kỹ thuật Xây dựng, tham gia trao đổi về giải pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác bảo tồn và một số đề xuất bổ sung cho việc phục dựng đồ họa

Hinh 12.jpg

Hình 12 – Bà Ngô Thị Bích Vân, Phó Giám Đốc Bảo tàng Đà Nẵng, trao đổi về tính khả thi của việc ứng dụng phương pháp phục dựng đồ họa vào các công tác triễn lãm tại các bảo tàng và một số đề xuất hợp tác với Nhà trường

Hinh 13.jpg

Hình 13 – Ông Lý Hòa Bình, Chuyên viên phòng Giáo dục & Truyền thông, Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng, tham gia thảo luận về những khó khăn khi tiếp cận các nguồn tài liệu cổ và đề xuất xây dựng bộ tài liệu mở phục vụ nghiên cứu

Hội thảo kết thúc sau 3 giờ làm việc. Thay mặt Ban tổ chức, TS. KTS. Phan Tiến Vinh - thay mặt Khoa Kỹ thuật Xây dựng - gửi lời cảm ơn đến các diễn giả, các đại biểu khách mời đã đến dự, trình bày và tham gia thảo luận sôi nổi.
Thông tin tương tự
Trang 1 / 2 1 2 Sau Cuối