Đại diện của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật
(ĐH Đà Nẵng) tham gia dự án là TS. KTS. Đinh Nam Đức (Trưởng Bộ môn Kiến trúc,
Khoa Kỹ thuật Xây dựng). TS. KTS. Đinh Nam Đức là giảng viên có nhiều nghiên cứu
liên quan đến lĩnh vực lịch sử đô thị và ứng dụng của các công nghệ số hóa
trong công tác phục dựng và bảo tồn các kiến trúc cổ.
Hình 1: TS. KTS. Đinh Nam Đức
(ngoài cùng bên trái) trong chuyến khảo sát cùng đoàn nghiên cứu
Hình 2: Poster chính thức của Dự
án RIPA-APRI
Dự án nghiên cứu được triển
khai từ tháng 9/2024 đến tháng 03/2026 với các mục tiêu bao gồm:
▪️ Xây dựng các nội dung cụ
thể cho dự án nghiên cứu khoa học quốc tế xoay quanh chủ đề “Nghiên cứu quá
trình biến đổi cảnh quan các đô thị có sông hướng ra biển dựa trên sự kết hợp
các phương pháp tiếp cận (của các nước Đông Nam Á và của Pháp)”;
▪️ Thiết lập hồ sơ dự án
NCKH quốc tế có khả năng ứng tuyển được các nguồn tài trợ cho nghiên cứu khoa học
trong nước và quốc tế;
▪️ Nâng cao năng lực và khả năng hội
nhập quốc tế cho giảng viên, nhà nghiên cứu của Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội nói
riêng, giảng viên của khu vực Đông Nam Á nói chung.
Một số hoạt động của nhóm
nghiên cứu trong các ngày làm việc:
Sáng ngày 10/11/2024, nhóm nghiên cứu
đã đi khảo sát một số địa điểm dọc theo Sông Hồng: Làng Văn Uyên (Thanh Trì, Hà
Nội).
Hình 3: Nhóm nghiên cứu khảo
sát tại khu vực ven sông của Làng Văn Uyên
Chiều ngày 10/11/2024, nhóm
nghiên cứu đã khảo sát Vườn Quốc gia Xuân Thủy (Giao Thủy, Nam Định), nơi sông
Hồng đổ ra Vịnh Bắc Bộ.
Hình 4: Bà Trần Thị Hồng Hạnh, Trưởng
phòng Khoa học & Hợp tác quốc tế, Vườn Quốc gia Xuân Thủy giới thiệu với nhóm
nghiên cứu về Vườn Quốc gia.
Hình 5: Các thành viên trong nhóm
nghiên cứu trao đổi trong chuyến khảo sát Vườn Quốc gia Xuân Thủy.
Hình 6: Nhóm nghiên cứu khảo
sát dọc con đường sông xuyên qua Vườn Quốc gia Xuân Thủy.
Hình 7: Nhóm nghiên cứu khảo
sát mô hình làm muối ven sông Hồng, địa
phận Vườn Quốc gia Xuân Thủy.
Sáng ngày 11/11/2024, nhóm
nghiên cứu đã có buổi làm việc với Ban quản lý Vườn Quốc gia Xuân Thủy (Giao Thủy,
Nam Định) để trao đổi và chia sẻ những kinh nghiệm của các bên liên quan đến đề
tài nghiên cứu cũng như những vấn đề mà các bên đề xuất với nhau trong dự án.
Hình 8: TS. Nguyễn Thái Huyền, đại diện nhóm nghiên cứu trình bày
về dự án với Ban quản lý Vườn Quốc gia Xuân
Thủy
Hình 9: Nhóm nghiên cứu chụp hình kỷ niệm cùng Ban quản
lý Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Trong buổi làm việc sáng ngày
12/11/2024 tại Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội, Nhóm nghiên cứu được đón tiếp và chào mừng
bởi Lãnh đạo Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội. Tham dự buổi làm việc còn có sự có mặt
của đại diện Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội và AUF Việt Nam.
Hình 10: Chụp hình lưu niệm tại buổi đón tiếp.
Hình 11: Không khí buổi làm việc tại Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội.
Hình 12: Các nghiên cứu sinh
Phan Tiến Hậu và Thibault Cassagne báo cáo về đề tài nghiên cứu đang thực hiện.
TS. KTS. Nguyễn Thái Huyền (Phó Viện
trưởng, Viện Đào tạo và Hợp tác Quốc tế, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội) và GS.
Bernard DAVASSE (Giáo sư tại Trường ĐH Kiến trúc và Cảnh quan Bordeaux), đồng
phụ trách dự án RIPA-APRI đã có những trình bày tổng quan về ý nghĩa, mục tiêu
và kế hoạch triển khai của dự án.
Hình 13: TS. KTS. Nguyễn Thái Huyền và GS.
Bernard DAVASSE tại buổi làm việc
Trong buổi làm việc nội bộ của nhóm
nghiên cứu chiều ngày 12/11/2024, các thành viên trong nhóm nghiên cứu là các
giảng viên, chuyên gia, nhà nghiên cứu của Việt Nam, Lào, Campuchia và Cộng hoà
Pháp trong các lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch, cảnh quan và địa lý đã lần lượt
có những bài trình bày về các kinh nghiệm nghiên cứu trong các mảng liên quan đến
mục tiêu của dự án.
Hình 14: Giáo sư Luc Gwiadzinski (Trường ĐH Kiến trúc Toulouse, Pháp) báo cáo tại buổi làm việc
Hình 15: Tiến sĩ Chandevy (Trường ĐH Hoàng gia Nghệ thuật Campuchia) báo cáo tại buổi làm việc
Hình 16: Tiến
sĩ Soukanh Chithpanya (Trường ĐH Quốc gia Lào) báo cáo tại
buổi làm việc
Là thành viên đại diện cho Trường ĐH
Sư phạm Kỹ thuật (ĐH Đà Nẵng) tham gia dự án, TS. KTS. Đinh Nam Đức – Trưởng Bộ
môn Kiến trúc, Khoa Kỹ thuật Xây dựng – đã tham gia bài báo cáo “Phân tích những thay đổi trong phát triển và
cảnh quan bằng phương pháp tái tạo đồ họa”, với trường hợp nghiên cứu của
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật - ĐH Đà Nẵng (1962-2024).
Hình 17: TS. KTS. Đinh Nam Đức
báo cáo tại
buổi làm việc
Tối ngày 12/11/2024, Nhóm nghiên cứu
đã cùng với các sinh viên chương trình
Pháp ngữ Viện đào tạo và hợp tác quốc tế, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội đã có buổi khảo sát thực địa tại một số địa điểm gắn với các hoạt
động về đêm ở thành phố Hà Nội: Phố cổ Hà Nội, Cầu Long Biên, Chợ Long Biên, Chợ
hoa Quảng An.
Hình 18: Nhóm nghiên cứu cùng các sinh viên chụp hình tại Ô Quan Chưởng.
Hình 19: Nhóm nghiên cứu cùng các sinh viên khảo sát tại Cầu Long Biên
Hình 20: Nhóm nghiên cứu cùng các sinh viên khảo sát tại Cầu Long Biên
Hình 21: Nhóm nghiên cứu cùng các sinh viên khảo sát tại Ga Long Biên
Hình 22: Nhóm nghiên cứu cùng các sinh viên khảo sát tại Ga Long Biên
Hình 23: Nhóm nghiên cứu cùng các sinh viên khảo sát tại Chợ Long Biên
Hình 24: Nhóm nghiên cứu khảo sát tại Chợ hoa Quảng An.
Hình 25: Nhóm nghiên cứu khảo sát tại Chợ hoa Quảng An.