“Hệ thống xử lý rác hữu cơ tại trường Trần Đại Nghĩa - Đà Nẵng” của sinh viên Trường ĐHSP Kỹ thuật - ĐH Đà Nẵng đạt giải Nhất chương trình bình chọn “Câu chuyện không rác” của Liên minh không rác Việt


Vừa qua, chương trình bình chọn “Câu chuyện không rác” của Liên minh Không rác Việt Nam (VZWA), diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị thường niên năm 2021, nhằm khuyến khích các mô hình giải pháp sáng tạo trong quản lý rác thải theo hướng bền vững, đã thông báo kết quả bình chọn những đề tài được yêu thích nhất, trong đó giải Nhất được trao cho đề tài “Hệ thống xử lý rác hữu cơ tại trường Trần Đại Nghĩa - Đà Nẵng” của nhóm sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng.

Nghiên cứu ứng dụng là định hướng trong chiến lược đào tạo và nghiên cứu mà Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật hướng đến trong nhiều năm nay, nhằm phát triển các sản phẩm nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng vào cuộc sống. Vừa qua, chương trình bình chọn “Câu chuyện không rác” của Liên minh Không rác Việt Nam (VZWA), diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị thường niên năm 2021, nhằm khuyến khích các mô hình giải pháp sáng tạo trong quản lý rác thải theo hướng bền vững, đã thông báo kết quả bình chọn những đề tài được yêu thích nhất, trong đó giải Nhất được  trao cho đề tài “Hệ thống xử lý rác hữu cơ tại trường Trần Đại Nghĩa - Đà Nẵng” của nhóm sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng

Dồn sức cho nghiên cứu ứng dụng

Đứng trước vấn đề cấp bách về xử lý chất thải rắn của Thành phố Đà Nẵng, sau hơn 2 năm nghiên cứu, dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Phú Song Toàn – Giảng viên Khoa Công nghệ Hóa học – Môi trường, nhóm sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng đã dành nhiều thời gian nghiên cứu thiết kế, chế tạo, vận hành và chuyển giao thành công hệ thống xử lý chất thải rắn hữu cơ theo công nghệ Vessel với model T-COM V2.0.

4.jpg

Hệ thống xử lý chất thải rắn hữu cơ theo công nghệ Vessel được lắp đặt tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật

Sau nhiều lần cải tiến, hệ thống xử lý chất thải rắn hữu cơ theo công nghệ Vessel của nhóm nghiên cứu đã được phát triển theo hướng tối giản nhằm ứng dụng rộng rãi nhưng vẫn đảm bảo sự tối ưu trong hiệu quả xử lý. Sinh viên Trần Trương Hoàng Vy – Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “Chúng em rất hứng thú với những nghiên cứu thiết thực, đặc biệt là nghiên cứu ứng dụng vào thực tế để giải quyết các vấn đề của xã hội, cộng đồng. Nghiên cứu giúp cho chúng em rất nhiều trong việc tiếp thu kiến thức một cách tích cực và chuyển bài học thành kiến thức của mình để vận dụng trong cuộc sống”. Sự nỗ lực không ngừng nghỉ của nhóm nghiên cứu đã “hái được quả ngọt”, đề tài của nhóm nghiên cứu đã đạt giải Nhất  tại Tiểu Ban chuyên môn của Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - năm 2021.

3.jpg

Giấy khen của PGS. TS. Phan Cao Thọ - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật tặng nhóm nghiên cứu

Ứng dụng – Chuyển giao

Sau sự thành công ban đầu của hệ thống, nhóm nghiên cứu quyết định ứng dụng đề tài vào thực tế trong dự án “Quản lý rác thải trường học” do tổ chức Đông Tây hội ngộ tài trợ. Kết quả triển khai thực tế cho kết quả tốt, nhận được sự đánh giá tích cực của các tổ chức quốc tế và cộng đồng. Mô hình T-COM V2.0 cũng nhận được sự đề nghị của nhiều cá nhân, đơn vị trong và ngoài thành phố về hợp tác phát triển và lan rộng mô hình để giải quyết các vấn đề về rác thải cho địa phương. TS. Phạm Phú Song Toàn – Giảng viên hướng dẫn chính của nhóm nghiên cứu chia sẻ: “Phương châm giáo dục của ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường (CNKTMT) là “Học đi đôi với hành”, sinh viên của chúng tôi học thông qua các mô hình, học qua các dự án thực tế là phương pháp giảng dạy mà ngành CNKTMT đang hướng tới. Sinh viên sẽ được trải nghiệm thực tế nhiều hơn, đan xen với kiến thức được trang bị tại giảng đường. Sinh viên chúng tôi ra trường phải làm được việc, có khả năng giải quyết vấn đề thực tế, chứ không nói lý thuyết suông”

a.jpg

TS. Phạm Phú Song Toàn (người thứ hai từ bên trái sang) cùng sinh viên Trần Trương Hoàng Vy (người thứ nhất từ bên trái sang)
chia sẻ mô hình T-COM V2.0 với báo giới và công chúng

Sự đón nhận sản phẩm của cộng đồng

Vào tháng 7/2021, hệ thống xử lý rác thải hữu cơ của nhóm nghiên cứu đã được lắp đặt, vận hành và bàn giao cho Trường Tiểu học Trần Đại Nghĩa – Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng, đây là trường học đầu tiên ở Đà Nẵng triển khai mô hình “Quản lý tối ưu rác thải trong trường học” do tổ chức Đông Tây hội ngộ tài trợ. Tiếp nhận hệ thống T-COM V2.0, Cô giáo Trương Thị Bích Thủy – Hiệu trưởng nhà trường không giấu được sự vui mừng: “Thật tuyệt vời! Hệ thống này có thể xử lý hơn 10kg/ngày rác thải từ nhà bếp của nhà trường, giảm đáng kể lượng rác thải phát sinh. Điều ngạc nhiên hơn, là hệ thống không phát sinh mùi và nước rỉ rác dù đặt ngay sát khu bếp.” Kết quả sản phẩm sau khi ủ cũng được kiểm định bởi Trung tâm Kỹ thuật Đo lường Chất lượng 2, mọi thông số đều đảm bảo sự an toàn cho mục đích sử dụng trong nông nghiệp và cải tạo đất.

5.jpg

Báo Việt Nam News đưa tin về mô hình T-COM V2.0 tại trường Trần Đại Nghĩa

22.jpg

Hệ thống xử lý rác thải hữu cơ bằng mô hình T-COM V2.0 đạt giải Nhất 

chương trình bình chọn “Câu chuyện không rác” của Liên minh Không rác Việt Nam (VZWA)

Tại sự kiện “Hội nghị thường niên Liên minh Không rác Việt Nam 2021” và “Lễ hội trường học không rác” được Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh (GreenHub) phối hợp với Liên minh Không rác Việt Nam (VZWA) và Hệ thống Giáo dục Genesis phối hợp đồng tổ chức, với sự tài trợ bởi Tổ chức Pacific Environment (PE), đã bình chọn “Câu chuyện không rác” nhằm khuyến khích các mô hình giải pháp sáng tạo trong quản lý rác thải theo hướng bền vững, đã thông báo kết quả bình chọn những đề tài được yêu thích nhất, trong đó giải Nhất được  trao cho đề tài “Hệ thống xử lý rác hữu cơ tại trường Trần Đại Nghĩa - Đà Nẵng” của nhóm nghiên cứu sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng.

Đây là, kết quả của những nỗ lực đóng góp vì cộng đồng của thầy và trò nhóm nghiên cứu đóng góp cho Thành phố Đà Nẵng, một thành phố xanh – sạch – đẹp.

Xem thêm tại Viet Nam News
TRUNG TÂM HỌC LIỆU VÀ TRUYỀN THÔNG
Thông tin tương tự
Trang 1 / 22 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Sau Cuối