Nhiệm vụ : Bộ môn Cầu đường là một trong ba bộ môn thuộc Khoa Kỹ thuật Xây dựng, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, hình thành từ năm 2010 đã trải qua thời gian hơn 10 năm hoạt động. Bộ môn chịu trách nhiệm chính đào tạo 2 chuyên ngành Cầu đường và Hạ tầng đô thị hệ chính quy. Ngoài ra còn đảm nhận việc giảng dạy các học phần cơ sở ngành thuộc các chuyên ngành Xây dựng – Dân dụng, Kiến trúc.
Đội ngũ cán bộ : Bộ môn có 12 giảng viên cơ hữu, trong đó có 1 Phó Giáo sư, 6 Tiến sĩ, 4 Thạc sĩ, 1 Nghiên cứu sinh. Cho đến nay, giảng viên Bộ môn đã đào nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao cho quy hoạch, xây dựng ; đồng thời tham gia thiết kế, hiện đại hóa các công trình cơ sở hạ tầng và giao thông theo định hướng ứng dụng như : Thiết kế và thi công nút giao thông Ngã ba Huế, cầu vượt Hòa Cầm, hầm chui Điện Biên Phủ, v.v..; Thiết kế các tuyến đường trọng yếu và đường cao tốc như: đường Trường Sa, đường Nguyễn Văn Linh tại TP Đà Nẵng, cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, v.v..; Giám sát các hoạt động đô thị qua hệ thống camera như : di chuyển của xe buýt, BRT, chống ùn tắc giao thông, cảnh báo tai nạn giao thông cho các đô thị miền Trung, v.v..
Đội ngũ giảng viên Bộ mô Cầu đường, Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng
Lý lịch khoa học của từng giảng viên bộ môn:
Chuyên ngành đào tạo : Cầu đường và Hạ tầng đô thị
Thời gian đào tạo : Hệ cử nhân 4 năm – 132 Tín chỉ ; Hệ kỹ sư 4,5 năm – 153 Tín chỉ
Chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo chia làm 3 khối kiến thức: đại cương, cơ sở ngành và chuyên ngành với các học phần bắt buộc, tự chọn bắt buộc, tự chọn tự do và kỹ năng mềm. Sinh viên được chủ động sắp xếp kế hoạch học tập và có quyền lựa chọn các học phần và giảng viên phù hợp. Các chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng ứng dụng, trong đó các học phần thực hành, thực tập, đồ án chiếm tỷ lệ gần 30% số tín chỉ cần được tích lũy. Ngoài ra SV sẽ được tham gia học kỳ doanh nghiệp nhằm trao dồi kiến thức và kinh nghiệm.
Lời gửi gắm từ các thầy cô bộ môn đến SV :