Hội thảo chuyên đề “Vật liệu xây dựng mới - hướng đến phát triển bền vững” tại Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật.


Thực hiện Kế hoạch khoa học công nghệ năm 2018, Khoa Kỹ thuật Xây dựng - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật tổ chức Hội thảo chuyên đề “Vật liệu xây dựng mới - hướng đến phát triển bền vững vào lúc 14h00 ngày 09/05/2018 tại Phòng họp 1, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật, Đại học Đà Nẵng. Đây là dịp để các giảng viên, kỹ sư xây dựng, các nhà chuyên môn và các sinh viên trao đổi về các vấn đề liên quan đến vật liệu xây dựng mới đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững trong ngành Xây dựng hiện nay.

Đến dự hội thảo có TS. Huỳnh Minh Sơn, Giám đốc Trung tâm thông tin truyền thông, ĐHĐN; PGS.TS Phan Quý Trà, Trưởng phòng Quản lý Khoa học & Hợp tác Quốc tế, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật; giảng viên đến từ Khoa Xây dựng của các Trường Đại học trên địa bàn Đà Nẵng (Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Kiến trúc, Trường ĐH Đông Á); các kỹ sư xây dựng đang làm việc tại các công ty xây dựng; cùng BCN Khoa, các giảng viên và sinh viên Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật.01.JPG

Hình 1: ThS. Phan Tiến Vinh (P. Trưởng khoa PT, Khoa KT Xây dựng ) và ThS. Lê Chí Phát (Trưởng BM Xây dựng) chủ trì Hội thảo.

Mở đầu hội thảo, ThS. Võ Duy Hải (Giảng viên, Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật - hiện là NCS tại trường Đại học Khoa học Công nghệ Quốc gia Đài Loan) trình bày báo cáo “Sự phát triển cường độ và vi cấu trúc của chất kết dính sản xuất từ xỉ lò cao và magie oxit theo phương pháp kiềm kích hoạt được bảo dưỡng trong không khí”. Báo cáo trình bày hai nội dung chính là: phương pháp tạo ra chất kết dính sản xuất từ xỉ lò cao và magie oxit theo phương pháp kiềm kích hoạt được bảo dưỡng trong không khí; ảnh hưởng của hàm lượng magie oxit đến cường độ, vi cấu trúc và tính công tác của vữa sản xuất từ xỉ lò cao theo phương pháp kiềm kích hoạt được bảo dưỡng trong không khí.02.JPG

Hình 2: NCS. ThS. Võ Duy Hải trình bày Báo cáo tại Hội thảo.

Trong Báo cáo tham luận với chủ đề “Nghiên cứu so sánh mô đun đàn hồi động của vữa xi măng và vữa không xi măng sản xuất từ xỉ lò cao và Dolomite nung với kĩ thuật xung kích”, Herry Suryadi Djayaprabha (NCS tại trường Đại học Khoa học Công nghệ Quốc gia Đài Loan) đã giới thiệu: mô hình xác định mô đun đàn hồi động của vữa không xi măng sản xuất từ xỉ lò cao và Dolomite nung với kĩ thuật xung kích; so sánh mô đun đàn hồi động và cường độ của vữa xi măng thông thường và vữa không xi măng sản xuất từ xỉ lò cao và Dolomite nung với kĩ thuật xung kích.03.JPG

Hình 3: NCS. Herry Suryadi Djayaprabha trình bày Báo cáo tại Hội thảo.

Bài báo cáo thứ ba tại Hội thảo, do ThS. Phạm Thị Phương Trang (Giảng viên, Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật) trình bày, có chủ đề  Phát hiện lỗi sai trên thép tấm bằng mô hình phân loại tối ưu đa lớp”. Tác giả  báo cáo đã trình bày mô hình phân loại tối ưu đa lớp cũng như các ưu điểm của mô hình này so với các mô hình khác và ứng dụng mô hình phân loại tối ưu đa lớp để phát hiện lỗi sai trên thép tấm và khả năng ứng dụng mô hình này vào phân loại các vấn đề khác trong lĩnh vực xây dựng.04.JPG

Hình 4: ThS. Phạm Thị Phương Trang trình bày Báo cáo tại Hội thảo.

Do tính thời sự của vấn đề nêu ra tại hội thảo, các bài tham luận đã nhận được nhiều ý kiến trao đổi thảo luận sôi nổi của các giảng viên, các nhà chuyên môn và sinh viên tham dự hội thảo về các vấn đề: ưu, nhược điểm và mức độ ứng dụng của vữa xi măng thông thường với vữa sản xuất từ xỉ lò cao và magiê ôxít theo phương pháp kiềm kích hoạt; ảnh hưởng của cấp phối và hàm lượng magiê ôxít đến cường độ và tính công tác của vữa sản xuất từ xỉ lò cao và magiê ôxít theo phương pháp kiềm kích hoạt; mô hình xác định mô đun đàn hồi động của vữa cement và vữa không xi măng sản xuất từ xỉ lò cao và Dolomite nung với kĩ thuật xung kích; ảnh hưởng của cấp phối và hàm lượng Dolomite đến cường độ và mô đun đàn hồi động của vữa xi măng và vữa không xi măng sản xuất từ xỉ lò cao và Dolomite nung với kĩ thuật xung kích; ưu, nhược điểm của thuật toán phân loại tối ưu đa lớp và khả năng ứng dụng trong các lĩnh vực xây dựng nói chung và phát hiện lỗi trên thép tấm nói riêng; các hướng và các bước nghiên cứu tiếp theo; ….05.JPG

Hình 5: PGS. TS Phan Quí Trà trao đổi với các Báo cáo viên tại Hội thảo.

06.JPG

Hình 6: ThS. Nguyễn Tấn Khoa (Trường ĐH Đông Á) trao đổi về các nội dung trong Báo cáo của NCS. ThS. Võ Duy Hải và NCS. Herry Suryadi Djayaprabha.

07.JPG

Hình 7: ThS. Ngô Thị Mỵ trao đổi về khả năng ứng dụng các kết quả nghiên cứu của NCS. ThS. Võ Duy Hải trong điều kiện ở Việt Nam.

08.JPG

Hình 8: ThS. Trương Thị Thu Hà trao đổi về “Mô hình phân loại tối ưu đa lớp” do ThS. Phạm Thị Phương Trang đề xuất.

09.JPG

Hình 9: Các giảng viên, khách mời và sinh viên chụp hình lưu niệm sau Hội thảo.

Sau gần ba giờ trao đổi và thảo luận sôi nổi, hội thảo kết thúc vào lúc 16h45 cùng ngày.

Thông tin tương tự
Trang 1 / 25 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Sau Cuối