Trường Cao đẳng Công nghệ - Đại học Đà Nẵng tổ chức thành công Hội thảo KH Quốc gia “Ứng dụng Công nghệ mới trong Công trình Xanh - Lần thứ 2” (2nd ATiGB 2016)


Sau gần một năm chuẩn bị kể từ ngày ra Thông báo số 1, Hội thảo Khoa học Quốc gia “Ứng dụng Công nghệ mới trong Công trình Xanh - Lần thứ 2” (2nd ATiGB 2016) đã được Trường Cao đẳng Công nghệ - Đại học Đà Nẵng (CĐCN) tổ chức thành công vào ngày 12/11/2016 vừa qua, tiếp nối thành công của lần tổ chức đầu tiên diễn ra cách đây tròn một năm (ngày 14/11/2015).

    Trong bài diễn văn khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Phan Cao Thọ - Hiệu trưởng Trường CĐCN, Trưởng Ban Tổ chức Hội thảo - đã nhấn mạnh: “Phát triển xanh và bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng, tổn hại đến khả năng đáp ứng của thế hệ tương lai mà Việt Nam chúng ta là một trong những nước thành viên hưởng ứng rất tích cực từ “Hội nghị thượng đỉnh Trái Đất năm 1992 tại Rio de Janeiro, chúng ta hướng đến 3 mục tiêu Kinh tế - Xã hội và Môi trường”. PGS.TS. Phan Cao Thọ cũng cho biết Hội thảo “Ứng dụng công nghệ mới trong Công trình Xanh” được Nhà trường tổ chức nhằm tạo cơ hội gặp gỡ để các Nhà khoa học từ khắp nơi, các chuyên gia hàng đầu, các nhà nghiên cứu trẻ, các kỹ sư và các nhà quản lý trong lĩnh vực phát triển xanh và bền vững có thể trao đổi, trình bày các kết quả nghiên cứu đạt được; các kinh nghiệm trong thực tế; các yêu cầu và đòi hỏi trong chiến lược phát triển xanh. Qua đó tìm được tiếng nói chung, các giải pháp hữu hiệu phù hợp với điều kiện thực tế, góp phần vào sự nghiệp phát triển xanh và bền vững của đất nước.

Photo1.jpg
    
Một số điểm nổi bật trong Hội thảo ATiGB lần thứ 2 được tổ chức năm nay đã cho thấy Hội thảo đã được các nhà khoa học và các cơ quan, đơn vị quan tâm, đón nhận nhiều hơn và đánh giá cao hơn. Nếu trong lần tổ chức đầu tiên vào năm 2015, Ban Tổ chức chỉ nhận được 55 bài báo khoa học (với 46 bài được chọn đăng trong Tạp chí KH&CN của Đại học Đà Nẵng) của 97 tác giả ở 21 trường đại học, cao đẳng, cơ quan, đơn vị và tổ chức từ các nơi gửi về thì trong Hội thảo lần này, 84 bài báo gửi về là kết quả nghiên cứu của 147 tác giả ở 44 đơn vị trong và ngoài nước. 61 bài trong số đó đã được chọn đăng trong Tạp chí KH&CN số 11(108).2016 của Đại học Đà Nẵng.

    Ba báo cáo chủ đề (keynote) đã được trình bày tại phiên toàn thể. Hai GS đến từ Nhật Bản đã mang đến cho khách tham dự những thông tin tổng quát, cập nhật và chia sẻ kinh nghiệm về việc quản lý chất thải rắn và tái sử dụng tài nguyên nước mà các nhà khoa học này cùng các đồng sự đã nghiên cứu và thực hiện ở nhiều quốc gia khác nhau. Trong bài báo cáo của mình, PGS.TS. Phan Cao Thọ, Hiệu trưởng Trường CĐCN, đã phân tích tính cần thiết và cơ sở khoa học của việc xây dựng bộ chỉ số phát triển xanh và bền vững cho các đô thị lớn ở Việt Nam, trong đó có Thành phố Đà Nẵng, và đây là một phần trong công trình nghiên cứu hiện tại của PGS. Nhiều ý kiến trao đổi giữa các báo cáo viên và khách tham dự đã làm tăng không khí học thuật, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trong phần báo cáo.

Photo2.jpg

PGS.TS. Võ Trung Hùng, Trưởng Ban KH, CN và MT của Đại học Đà Nẵng và PGS.TS. Phan Cao Thọ,
Hiệu trưởng Trường CĐCN, Trưởng BTC Hội thảo cùng điều hành phiên báo cáo toàn thể


Photo3.jpg

GS. Fujiwara của Đại học Okayama, Nhật Bản báo cáo chủ đề “Current status and future direction
of solid waste management in Asian countries”

Photo4.jpg

GS. Yamaguchi của Đại học Công nghệ Nagaoka, Nhật Bản báo cáo chủ đề “Development of applicable water-resources recycle technology in the world conducting by our collaborative network”

Photo5.jpg

PGS.TS. Phan Cao Thọ, Trường CĐCN - ĐH Đà Nẵng trình bày chủ đề “Building up a set of green and sustainable development indicators for Vietnam’s large municipalities - The case of Danang City”

Photo6.jpg

Photo7.jpg

Một số hình ảnh trao đổi ý kiến tại phiên báo cáo toàn thể

    Sau phiên báo cáo toàn thể, 44 công trình nghiên cứu đã được Ban Tổ chức chọn trình bày tại 5 Tiểu ban khoa học: Tiểu ban Công nghệ Xây dựng - Kiến trúc, Tiểu ban Điện - Tự động hóa, Tiểu ban Điện tử Viễn thông, Tiểu ban Cơ khí - Năng lượng và Tiểu ban Công nghệ Hóa học - Môi trường - Nano. Các báo cáo nói trên đã được các tác giả hay nhóm tác giả chuẩn bị cẩn thận và trình bày khá rõ ràng, cho thấy sự làm việc nghiêm túc với tinh thần say mê nghiên cứu của các các nhà khoa học đến tham dự Hội thảo. Tại Gala Dinner tổng kết Hội thảo diễn ra vào buổi tối cùng ngày, Ban Tổ chức và Ban Khoa học của Hội thảo đã nhất trí chọn ra và trao giải cho 10 báo cáo xuất sắc.
Photo8.jpg
Tiểu ban Công nghệ Xây dựng - Kiến trúc

Photo9.jpg
Tiểu ban Điện - Tự động hóa

Photo10.jpg
Tiểu ban Điện tử - Viễn thông

Photo11.jpg
Tiểu ban Cơ khí - Năng lượng

Photo12.jpg
Tiểu ban Công nghệ Hóa học - Môi trường - Nano

    Cũng như ở các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam chúng ta ngày càng quan tâm nhiều hơn đến Công trình Xanh là những công trình đạt hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường. Nhiều giải pháp công nghệ mới, hiện đại đã được nghiên cứu và ứng dụng, nhằm đạt được những mục đích như: sử dụng năng lượng và các nguồn tài nguyên một cách hiệu quả, bảo vệ sức khỏe người sử dụng và nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu chất thải, ô nhiễm và hủy hoại môi trường,.. Vì vậy, Hội thảo Khoa học Quốc gia ATiGB sẽ tiếp tục được tổ chức thường xuyên và sẽ mãi là hoạt động KHCN hằng năm của nhà trường.
    Tạm biệt và hẹn gặp lại các nhà khoa học, các thầy cô và các bạn tại Hội thảo ATiGB lần thứ 3 sẽ diễn ra vào năm 2017.

Photo13.jpg
- Nguồn dct.udn.vn -
Thông tin tương tự
Trang 1 / 22 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Sau Cuối